Tìm hiểu bệnh giun kim ở gà chọi

Bệnh giun kim ở gà chọi là căn bệnh phổ biến thường gặp gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể khiến gà tử vong. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi trong vòng đời của gà chiến nên sư kê cần nắm được các dấu hiệu và phương pháp chữa trị hiệu quả để giúp cho đàn gà của mình khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới mọi người những thông tin liên quan đến căn bệnh này để cùng tham khảo.

Nguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọi

Tìm hiểu bệnh giun kim ở gà chọi
Nguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọi

Do ký sinh trùng thuộc ngành Nematheminthes gây ra. Chúng bám vào đường ruột gà và hút dinh dưỡng khiến gà trở nên gầy yếu, suy nhược và có thể gây tắc ruột, tắc ống mật, làm chết vật nuôi. Không những thế còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh thứ phát khác, đặc biệt nó là vật chủ trung gian lây truyền bệnh viêm gan.

Con đường lây lan chủ yếu do trứng giun từ phân của gà đã bị nhiễm giun kim phát tán ra môi trường xung quanh. Gà khỏe vô tình ăn vào sẽ mắc phải.

Ngoài ra, giun đất ăn trứng giun kim và trở thành vật chứa. Gà ăn phải giun này cũng sẽ bị lây nhiễm. Bởi khả năng sống sót lâu dài trong môi trường bên ngoài nên nguy cơ nhiễm và tái nhiễm rất cao khiến căn bệnh này trở thành một trong những mối lo ngại lớn cho người nuôi, nhất là những người nuôi gà chọi thả vườn.

Triệu chứng bệnh giun kim ở gà chọi

Tìm hiểu bệnh giun kim ở gà chọi
Triệu chứng bệnh giun kim ở gà chọi

Khi mắc bệnh giun kim, gà chọi thường biếng ăn, bỏ ăn, chậm lớn, xù lông. Lông, mỏ, da chân sẽ kém bóng bẩy.

Phân gà có màu đen đôi khi lẫn máu, dễ nhầm lẫn với bệnh đầu đen hoặc cầu trùng mãn tính.

Với gà mái đẻ sẽ thấy số lượng trứng giảm, khó phát hiện được nguyên nhân.

Trọng lượng chiến kê giảm dần, nếu quá nhiều giun kim sẽ bị tắc ruột và chết hoặc bị các bệnh thứ phát khác.

Mổ khám nghiệm gà chết sẽ thấy giun hình tròn thon dài 5-15mm màu vàng hoặc trắng ngả vàng nhạt bên trong ruột thừa hoặc phần manh tràng và ruột già tiếp xúc với manh tràng. Manh tràng bị viêm loét và xuất huyết. Gan sưng to, có tụ máu đen hoặc đốm đỏ hoại tử.

Cách phòng bệnh giun kim ở gà chọi

Tìm hiểu bệnh giun kim ở gà chọi
Cách phòng bệnh giun kim ở gà chọi

Bởi tính chất sống dai dẳng đã nêu trên, bệnh giun kim ở gà chọi có thể nói là căn bệnh mãn tính và khó hồi phục hoàn toàn thể trạng nếu mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó chủ nuôi phải thực hiện các biện pháp phòng chống an toàn, hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho đàn gà cưng. Thực hiện các biện pháp sau:

– Định kỳ 10 đến 20 ngày, cuốc xới sân vườn và rắc vôi bột khử trùng. Đường đi xung quanh chuồng trại cũng cần rải vôi, trước cửa chuồng có hố sát trùng.

– Thiết kế hệ thống chuồng nuôi khô ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.

– Thực đơn hàng ngày của gà phải đầy đủ dinh dưỡng, các chất đạm và rau xanh. Bổ sung thêm vitamin và thuốc bổ để gà có sức đề kháng chống lại bệnh tật.

– Tẩy giun cho gà chọi hai đến ba tháng một lần bằng thuốc Leva – 20% trộn chung vào thức ăn hoặc nước uống 1 lần duy nhất.

– Cách 20 ngày 1 lần cho gà uống 1g thuốc tím hoặc sunfat đồng theo tỷ lệ 1g trên 10 lít nước dùng trong 2 giờ, nếu không hết thì đổ bỏ. Có thể thay thế bằng 5ml T.Metrion pha vào nước cho gà uống cả ngày.

– Cần cách ly ngay gà đã bị nhiễm bệnh để điều trị, tránh lây lan diện rộng ra cả đàn. Với gà chết cần tiêu hủy cách xa khu vực nuôi, thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng đầy đủ.

Cách chữa bệnh tốt nhất hiện nay 

Khi phát hiện gà bệnh cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề để tránh gặp thiệt hại nặng nề. Sư kê sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để điều trị nếu gà bị giun kim.

– Lava – 20%: 1 lần ăn duy nhất trộn vào thức ăn với liều lượng 20g/100kg gà.

–  Mebendazol 10%: 1 lần ăn 0.4g/1kg gà.

– Cambendazole: 1 lần ăn 5g – 7g/1kg gà.

–  Phenothiazin: 1 lần ăn 1g – 1.5g/1kg gà.

Lưu ý khi điều trị bệnh giun kim

Không hòa thuốc tẩy giun vào nước uống đối với gà nuôi thả rông bởi chúng có thể uống nước từ các nguồn khác như vũng, ao hồ… Như vậy liều lượng thuốc mà chiến kê nạp vào cơ thể sẽ không đủ để tiêu diệt giun. Trường hợp này người nuôi gà có thể bắt nhốt gà vào chuồng hoặc sử dụng một loại thuốc tẩy khác.

Khuyến nghị khi trộn thuốc vào thức ăn để đạt hiệu quả tốt nhất cần cho gà ăn đầy đủ. Nếu bạn giới hạn lượng thức ăn, những con to khỏe trong đàn sẽ dành ăn phần nhiều, kết quả là còn lại những con nhỏ yếu hơn sẽ không đủ lượng thuốc cho việc chữa bệnh.

Trong quá trình điều trị cũng không được cho gà ăn rau xanh bởi chúng sẽ bớt khẩu phần ăn được trộn thuốc. Điều này cũng làm giảm hiệu lực của thuốc.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thêm cho anh em những kinh nghiệm hữu ích trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh giun kim ở gà chọi. Chúc mọi người nuôi dưỡng được đàn gà mạnh khỏe, là những hùng kê dũng mãnh trên sới trường và thỏa mãn niềm đam mê gà đá cũng như giành được nhiều chiến thắng!

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách chăm sóc gà bị cựa mau lành hiệu quả nhất

Mục lụcNguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọiTriệu chứng bệnh giun kim ở gà chọiCách phòng bệnh giun kim ở gà chọiLưu ý khi điều trị bệnh giun kimLời kết Cách chăm sóc gà bị cựa là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của gà, đặc biệt […]

Xem thêm

Kỹ thuật đổ gà đá – Phương pháp chọn giống tốt nhất

Mục lụcNguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọiTriệu chứng bệnh giun kim ở gà chọiCách phòng bệnh giun kim ở gà chọiLưu ý khi điều trị bệnh giun kimLời kết Kỹ thuật đổ gà đá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự hoàn hảo của một con gà đá, vừa về khả năng […]

Xem thêm

Hướng dẫn cách om gà chọi tơ đơn giản và hiệu quả

Mục lụcNguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọiTriệu chứng bệnh giun kim ở gà chọiCách phòng bệnh giun kim ở gà chọiLưu ý khi điều trị bệnh giun kimLời kết Cách om gà chọi tơ là một điều không quá xa lạ đối với những người nuôi gà chọi. Chăm sóc gà đúng cách […]

Xem thêm

Gà bị nóng sốt bỏ ăn – Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu

Mục lụcNguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọiTriệu chứng bệnh giun kim ở gà chọiCách phòng bệnh giun kim ở gà chọiLưu ý khi điều trị bệnh giun kimLời kết Gà bị nóng sốt bỏ ăn không phải là hiện tượng hiếm gặp khi nuôi gà chọi. Để trở thành một sư kê tài […]

Xem thêm

Nguyên nhân và cách chữa trị gà đòn bị cúm chân

Mục lụcNguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọiTriệu chứng bệnh giun kim ở gà chọiCách phòng bệnh giun kim ở gà chọiLưu ý khi điều trị bệnh giun kimLời kết Gà đòn bị cúm chân là một thách thức không hề đơn giản. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh, từ […]

Xem thêm

Gà bị sưng mắt – Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Mục lụcNguyên nhân bệnh giun kim ở gà chọiTriệu chứng bệnh giun kim ở gà chọiCách phòng bệnh giun kim ở gà chọiLưu ý khi điều trị bệnh giun kimLời kết Gà bị sưng mắt có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là kết quả của môi trường chăn nuôi ô […]

Xem thêm